Kính VR cho PC - Mới “chơi” thì nên chọn gì?

30/07/2020
Kính VR cho PC - Mới “chơi” thì nên chọn gì?

Kính VR cho PC - Mới “chơi” thì nên chọn gì?

Kính VR cho PC – Công nghệ thực tế ảo đang dần trở nên phổ biến hiện nay với mức giá ngày càng dễ dàng tiếp cận với các game thủ có túi tiền “rủng rẻng” đôi chút, đặc biệt là các game thủ “chuyên PC” tìm kiếm một phương thức giải trí mới lạ thì việc chọn lựa cho mình một mẫu kính thực tế ảo phù hợp là điều vô cùng quan trọng, nhất là trong bối cảnh thị trường Kính VR cho PC trở nên nhộn nhịp với sự tham gia của vô vàn các nhà sản xuất lẫn các startup mới toanh như hiện nay.

Tất nhiên, trong số các lựa chọn đó, hai mẫu sản phẩm Oculus Rift S và HTC Vive Cosmos nổi lên như hai ứng cử viên hàng đầu bởi đây vẫn là hai sản phẩm dễ tìm mua nhất tại thị trường Việt Nam, sở hữu cửa hàng phần mềm với số lượng đông đảo nhất hiện nay.

Tuy vậy, cả hai có sự khác biệt rất lớn cả về công nghệ lẫn mức giá với ưu, khuyết điểm hoàn toàn khác nhau dù cùng hoạt động trên môi trường PC. Điều này khiến cho người dùng mới làm quen với công nghệ thực tế ảo phải “lăn tăn” không ít.

Trong bài viết này, TechguruStore xin gửi đến các bạn một so sánh nhỏ về hai mẫu kính thực tế ảo đầy ấn tượng này để người đọc có thể tham khảo và đưa ra quyết định trước khi lựa chọn tậu cho mình một mẫu kính.

KÍNH VR CHO PC – THIẾT KẾ VÀ CHẤT LƯỢNG HIỂN THỊ

 Phải nói rằng cả Oculus và HTC đều là những “nhà tiên phong” trong lĩnh vực thực tế ảo, tuy vậy, cả hai lại có những phương thức phát triển khác nhau nên hai mẫu kính thực tế ảo Oculus Rift SHTC Vive Cosmos sở hữu những khác biệt tương đối đáng kể trong quan niệm thiết kế và chế tạo sản phẩm.

Có thể dễ dàng thấy được, khi đặt cả hai mẫu kính thực tế ảo cạnh nhau, cả hai mẫu kính sở hữu thiết kế có phần tương tự với phần hiển thị kích thước lớn, vòng đeo đầu được thiết kế dạng đai siết cứng thay cho dạng đai mềm trên hai mẫu kính VR cho PC thế hệ trước là Oculus Rift CV1 và HTC Vive V1. Thiết kế đai đeo cứng này giúp người dùng có thể cố định kính ở phần trên của mặt dễ dàng hơn, không bị “xệ” khi vận động hay đeo trong thời gian dài như thế hệ trước.

Tuy vậy, sản phẩm của Oculus lại có vẻ hơi “mỏng cơm” hơn với thiết kế có phần vuông vức, phẳng phiu hơn là sở hữu một mặt nạ với các hoa văn được gia công công phu và chính xác như sản phẩm của HTC. Bên cạnh đó, HTC Vive Cosmos cũng hơi nặng hơn đôi chút so với Oculus Rift S do được trang bị tích hợp thêm giải pháp âm thanh do Valve Software phát triển “chuyên trị” môi trường thực tế ảo.

Cả hai mẫu kính VR cho PC đời mới đều đã được trang bị thấu kính Fresnel. Thấu kính này giúp tán xạ các phản chiếu ánh sáng từ màn hình và chống loá cho người dùng. Đây có thể xem như nâng cấp đáng giá nhất của Oculus Rift S so với thế hệ trước vốn chỉ sở hữu thấu kính phẳng thông thường.

Màn hình của cả hai đều sử dụng công nghệ LCD đem đến độ sáng và độ mịn cao hơn hẳn so với các màn hình OLED có cùng độ phân giải. Trên HTC Vive Cosmos, mẫu Kính VR cho PC này sở hữu hai màn hình có độ phân giải 2880 x 1700 với tốc độ quét hình lên đến 90Hz và góc nhìn lên đến 110 độ. Trong khi đó, Oculus Rift S lại sở hữu màn hình có tính năng kém hơn, chỉ ở độ phân giải 1280 x 1440 với tốc độ quét hình 80Hz và góc nhìn rộng chỉ 80 độ mà thôi. Dù hơi thấp hơn một chút so với màn hình OLED được trang bị trên mẫu Oculus Rift CV1 đời trước, nhưng do phiên bản mới sử dụng công nghệ LCD với cách sắp xếp subpixel RGB nên vẫn mịn hơn đôi chút so với “người tiền nhiệm”.

Dĩ nhiên là qua các thông số, đã có thể thấy sự chênh lệch tương đối giữa hai phiên bản, thế nhưng khi trải nghiệm thực tế, độ “rõ” và độ “mượt” của hai mẫu kính không chênh lệch nhau quá rõ rệt. Khác biệt lớn nhất, mà cũng làm người dùng khó chịu nhất trên Oculus Rift S so với HTC Vive Cosmos nằm ở chỗ tầm nhìn của mẫu kính này khá hẹp, khiến người dùng không được thoải mái “phóng ánh mắt” hết cỡ theo chiều ngang. Tuy nhiên, bởi phần lớn thời gian người dùng sẽ tập trung vào khu vực khoảng giữa màn hình hơn là nhìn rộng theo chiều ngang, thế nên khi sử dụng trong thời gian dài, vấn đề này cũng dễ chấp nhận hơn.

KÍNH VR CHO PC – CHÊNH LỆCH VỀ GIÁ, CHÊNH LỆCH CÔNG NGHỆ

Trên thực tế, giữa hai mẫu kính VR cho PC này có sự chênh lệch vô cùng to lớn về mức giá. Đó không chỉ là do sự “chênh lệch” nho nhỏ về khả năng hiển thị của màn hình, mà chủ yếu sự “chênh lệch” này đến từ công nghệ nhận diện chuyển động.

Mẫu kính thực tế ảo Oculus Rift S được trang bị công nghệ nhận diện chuyển động Inside-Out do Oculus phát triển với mục đích làm giảm giá thành chế tạo thiết bị và đơn giản hoá lắp đặt, thế nên dù được kết nối trực tiếp với PC nhưng mẫu kính này vẫn có độ trễ nhất định (dù là khá nhỏ), và không hoàn toàn chính xác.

Trong khi đó HTC Vive Cosmos sử dụng công nghệ Base Station do đó, độ trễ của nhận diện chuyển động thậm chí còn thấp hơn mức 1ms, khiến người dùng có thể có những thao tác nhanh chóng và chính xác hơn.

Bên cạnh đó, HTC Vive Cosmos vẫn được trang bị 6 camera ngoài như Oculus Rift S cho các tác vụ nhận diện môi trường và nhận diện bàn tay. Do “ôm đồm” quá nhiều công nghệ, thế nên mẫu kính VR cho PC của HTC khá đắt đỏ và đa dụng, phù hợp với những công việc chuyên nghiệp đòi hỏi độ chính xác cao, hay các mô phỏng định hướng môi trường như diễn tập cứu hoả. Còn đối với các game thực tế ảo hiện có trên thị trường, trải nghiệm của hai mẫu kính vẫn gần tương tự nhau, không có khác biệt quá rõ ràng.

“CHỢ” PHẦN MỀM

Về mặt phần mềm và game hỗ trợ, cả hai đều có lượng phần mềm và game vô cùng phong phú. Cả hai đều có thể kết nối vào thư viện SteamVR để chơi hầu hết các game thực tế ảo phát hành trên nền tảng này. Đối với các cửa hàng độc quyền của hãng, Oculus Store có nhiều nội dung giải trí và phần mềm. Người dùng có thể mua riêng từng phần mềm hay game để sử dụng tương tự như với nền tảng SteamVR.

Còn với cửa hàng Vive Port của HTC, hãng cung cấp một gói phần mềm “trọn gói” với tên gọi Infinity trị giá 300,000đ/tháng hay 2,400,000đ/năm dành cho người dùng Việt Nam. Trả mức phí này, người dùng có thể thoả thích sử dụng bất kỳ phần nào hay chơi bất kỳ game nào có mặt trên cửa hàng trong suốt thời gian gói Infinity có hiệu lực. Phương thức này đem lại trải nghiệm game rẻ hơn rất nhiều so với việc “mua lẻ” từng game. Điều này vô cùng có lợi đối với những người thích chơi game thường xuyên trên nền tảng thực tế ảo bởi phần mềm và game dành cho nền tảng này cũng không hề rẻ.

 

TỔNG KẾT

Nhìn chung, nếu là người dùng mới tiếp cận với các Kính VR cho PC, Oculus Rift S sẽ là sản phẩm phù hợp cho bạn với mức đầu tư ban đầu không quá đắt đỏ nhưng vẫn đem lại trải nghiệm ở mức chấp nhận được cho người dùng. Tuy vậy, bạn sẽ phải mua phần mềm và game theo cách thông thường, vẫn khá đắt đỏ với những người thích chơi nhiều game trên nền tảng này, đặc biệt là các game có nhiều nội dung DLC như Beat Saber chẳng hạn.

Nhưng nếu là người muốn trải nghiệm nghiệm túc hơn thế giới thực tế ảo hay phải làm những công việc mang tính chất chuyên nghiệp, HTC Vive Cosmos và gói phần mềm trọn gói Infinity sẽ vô cùng hấp dẫn khi cung cấp liên tục cho người dùng những phần mềm, trò chơi mới nhất với mức giá vô cùng “phải chẳng” và hấp dẫn.

popup

Số lượng:

Tổng tiền: